yemen


Yemen (phiên âm tiếng Việt: Y-ê-men), tên chính thức Cộng hòa Yemen, là một quốc gia nằm ở Tây Á, tọa lạc tại Nam bán đảo Ả Rập. Yemen là quốc gia lớn thứ nhì trên bán đảo, trãi rộng trên lãnh thổ 527.970 km² (203,850 sq mi). Đường bờ biển dài khoảng 2.000 km (1,200 mi). Nó giáp Ả Rập Xê Út về phía bắc, biển Đỏ về phía tây, vịnh Aden và biển Ả Rập về phía nam, và Oman về phía đông-đông bắc. Dù về mặt hình thức, thành phố Sana’a là thủ đô Yemen, thành phố đang nằm dưới sự điều khiển của phe đối lập từ tháng 2 năm 2015. Vì vậy, thủ đô Yemen hiện tạm thời là thành phố cảng Aden phía duyên hải miền nam. Yemen có hơn 200 hòn đảo; lớn nhất trong đó là Socotra.

1 Địa lý

Yemen nằm trong thế giới Ả Rập, trong nửa phía nam của bán đảo Ả Rập, giáp biển Ả Rập, vùng vịnh Aden, và Biển Đỏ. Nó nằm ở phía nam của Ả Rập Xê Út và phía tây của Oman, giữa vĩ độ 12° và 19°B và kinh độ 42° và 55°Đ.

Một số các đảo Biển Đỏ, bao gồm cả quần đảo Hanish, Kamaran, và Perim, cũng như Socotra ở Biển Ả Rập, thuộc về Yemen. Nhiều số đảo trong số các đảo là núi lửa, ví dụ Jabal al-Tair đã có một vụ phun trào núi lửa trong năm 2007 và trước đó vào năm 1883.
Với tổng diện tích 527.970 km2 (203.850 dặm vuông), Yemen là quốc gia lớn thứ 49 thế giới về diện tích. Quốc gia này có diện tích ngang với Thái Lan và tiểu bang California.
Cho đến khi ký kết hiệp ước hòa bình Yemen, Ả Rập Xê Út trong tháng bảy 2000 biên giới phía bắc của Yemen đã xác định; sa mạc Ả Rập ngăn chặn bất kỳ sinh sống của con người ở đó. Đất nước này có thể được chia thành bốn vùng địa lý chính: đồng bằng ven biển ở phía tây, vùng cao nguyên phía tây, vùng cao nguyên phía đông, và al Rub al Khali ở phía đông.

2 Lịch sử

Từ thời Cổ đại, vùng này đã có những mối quan hệ với các nền văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ba Tư và văn minh Ấn Độ. Xứ sở này được Hồi giáo hóa và thuộc quyền kiểm soát của triều đại Abbasid từ thế kỷ VII. Từ năm 1508 đến năm 1648, lãnh thổ do người Bồ Đào Nha kiểm soát, sau đó lại rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ thuộc đế quốc Ottoman, nhưng đến năm 1741 Ahmah ibn Sa’id đã đánh đuổi người Thổ Nhĩ Kỳ. Hậu duệ của Quốc vương (Sultan) Ahmah cai trị Oman đến ngày nay.
Quốc gia này sớm phát triển về lãnh vực thương mại nhờ vị trí địa lý thuận lợi, có ảnh hưởng rộng lớn khắp các vùng tại vịnh Ba Tư và một số vùng ven biển ở phía đông châu Phi trong hai thế kỷ XVII và XVIII. Từ thế kỷ XIX, Oman liên kết chặt chẽ với Anh thông qua hiệp ước ký kết năm 1891. Năm 1920, lợi dụng sự sụp đổ của đế quốc Ottoman, Bắc Yemen tuyên bố độc lập và các Imam (Giáo trưởng Hồi giáo) duy trì quyền cai trị đến năm 1962. Trong khi đó, Nam Yemen vẫn thuộc quyền bảo hộ của đế quốc Anh cho đến năm 1967.

2.1 Bắc Yemen

(Cộng hòa Ả Rập Yemen) Năm 1962, cuộc đảo chính quân sự được sự trợ giúp của Ai Cập đã lật đổ vị Giáo trưởng Hồi giáo với sự ra đời của nền cộng hòa. Phái bảo hoàng, do Ả Rập Xê Út yểm trợ, đã tiến hành cuộc chiến chống lại những người cộng hòa và quân đội Viễn chinh Ai Cập. Năm 1972, cuộc chiến tranh giữa hai miền Yemen bùng nổ và kết thúc bằng một hiệp ước dự kiến thống nhất đất nước nhưng vẫn không có hiệu lực. Năm 1974, Đại tá Ibrahim al-Hamdi lên nắm quyền và thành công trong việc thực thi quyền lực của chính phủ trung ương trên toàn lãnh thổ Bắc Yemen. Cuộc mưu sát Tổng thống Cộng hòa Ả Rập Yemen (1978) đã dẫn đến việc cắt đứt các mối quan hệ ngoại giao, cuộc chiến tranh giữa hai nước lại bùng nổ. Trung tá Ali Abdullah Saleh được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng thống. Năm 1980, Saleh kêu gọi sự giúp đỡ của Liên Xô, bất chấp áp lực từ Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út, cải thiện các mối quan hệ với Nam Yemen. Tái đắc cử năm 1983 và năm 1988, Saleh đã ký kết với Nam Yemen một hiệp ước nhằm thực hiện tiến trình thống nhất đất nước năm 1989 và có hiệu lực năm 1990.

2.2 Nam Yemen

(Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen) Từ năm 1962, Nam Yemen thuộc quyền bảo hộ của Anh. Cuộc đấu tranh, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận giải phóng dân tộc, đã dẫn đến việc tuyên bố độc lập năm 1967. Năm 1970, Salim Ali Rubayyi xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Năm 1978, Rubayyi bị quân đội lật đổ. Ali Nasir Muhammad kiêm nhiệm lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Năm 1986, Muhammad bị lật đổ và cuộc nội chiến kéo dài 15 ngày đã làm cho 12.000 người thiệt mạng. Abu Bakr al-Attas trở thành nhà lãnh đạo mới và tạo mối quan hệ thân thiện với Bắc Yemen.

2.3 Thống nhất

Sau cuộc họp thượng đỉnh tại Adan ngày 22 tháng 5 năm 1990, sau nhiều năm thương thuyết, hai vị nguyên thủ quốc gia cùng nhất trí thống nhất đất nước và tuyên bố thành lập Nhà nước Cộng hòa Yemen. Ali Saleh trở thành Tổng thống. Những căng thẳng giữa hai miền Nam và Bắc đã làm bùng nổ cuộc chiến tranh năm 1994. Chiến thắng của lực lượng miền Bắc củng cố thêm quyền lực Tổng thống và đảng do Saleh cầm quyền.

3 Chính trị

Yemen theo thể chế cộng hoà nghị viện, lấy Luật Hồi giáo Sharia làm cơ sở cho luật lệ hiện hành. Quốc hội 2 viện bao gồm Hội đồng Shura (111 ghế, do Tổng thống chỉ định), và Hạ viện (301 ghế, được bầu cử thông qua bỏ phiếu, nhiệm kỳ 6 năm).
Ở Yemen hiện có trên 12 đảng, trong đó có các đảng chủ chốt: Đảng Đại hội nhân dân toàn quốc (miền Bắc), Đảng Cải cách Hồi giáo (miền Bắc), Đảng Baath xã hội Ả Rập thống nhất, Đảng Nasser thống nhất, Đảng Xã hội Chủ nghĩa Yemen là đảng trước đây có khuynh hướng Mác-xít (ở miền Nam).
Hiện nay Chính phủ Yemen đang thực hiện chính sách cải cách chính trị, kinh tế, hoà giải và hoà hợp dân tộc.

4 Đối ngoại

Yemen là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Liên đoàn Ả Rập, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC), UNESCO, FAO, G-77, IAEA, ILO, IMF, WHO, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), UNIDO...và là Quan sát viên của các nước Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC).
Yemen theo đuổi chính sách đối ngoại Không Liên kết, ưu tiên phát triển quan hệ với các nước Ả Rập; ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân Palestine. Tiếp tục duy trì quan hệ với các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ. Tăng cường quan hệ với Mỹ, Nhật và Tây Âu nhằm tranh thủ vốn đầu tư và kỹ thuật.

5 Hành chính

Tính đến tháng 2 năm 2004, Yemen được chia thành 20 vùng và 1 thành phố thủ đô: ‘Adan, ‘Amran, Abyan, Ad Dali, Al Bayda’, Al Hudaydah, Al Jawf, Al Mahrah, Al Mahwit, Amanat Al Asimah, Dhamar, Hadramaut, Hajjah, Ibb, Lahij, Ma’rib, Raymah, Sa’dah, Sana’a, Shabwah, Ta’izz.
Hai mươi mốt vùng được chia thành tiếp 333 huyện (muderiah), sau đó được chia thành 2.210 huyện phụ thuộc (sub), và sau đó là 38.284 làng.

6 Văn hóa

7 Kinh tế

Yemen là nước kém phát triển nhất Tây Á và kém phát triển trên thế giới. Địa hình khô cằn, sự ẩn náu của Al-Qaeda, không có mấy tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí đốt,...) và nạn tham nhũng khiến Yemen là một trong những nước nghèo trên thế giới. Nạn thất nghiệp gia tăng, chính phủ yếu kém, nạn đói,... nên Yemen phần lớn phải nhờ Hoa Kỳ hỗ trợ.
Xét về thu nhập bình quân đầu người, Yemen là một trong những nước nghèo nhất so với các nước Ả Rập khác. Nền kinh tế Yemen dựa vào 3 nguồn chính là khai thác dầu lửa, sản xuất nông nghiệp và đánh cá. Dầu lửa có trữ lượng khoảng 4 tỷ thùng; sản xuất trung bình 402.500 thùng/ngày và tiêu thụ 128.000 thùng/ngày. Khí đốt trữ lượng 480 tỷ m³. Yemen đang cố gắng đa dạng hóa nguồn lợi thu về, không chỉ riêng dầu. Vì vậy, năm 2006 Yemen đã bắt đầu một chương trình cải cách kinh tế chú trọng vào các ngành kinh tế phi dầu mỏ và đầu tư nước ngoài. Kết quả của chương trình này, Yemen đã thu về khoảng 5 tỷ USD từ các dự án phát triển. Bên cạnh đó, những năm gần đây Yemen đã có sự tiến bộ trong việc cải cách các chính sách nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài. Hiện tại, tổng thu nhập về dầu mỏ của Yemen có thể đã tăng cao hơn so với năm 2007, đó là kết quả của giá dầu tăng cao hơn. Ngân sách của Yemen năm 2007 là 7,407 tỷ USD, nhưng con số chi tiêu là 8,177 tỷ USD đã vượt hơn cả ngân sách cả nước. Yemen đang đối mặt với việc nợ cao, chiếm 33,7% của tổng sản phẩm nội địa GDP (theo CIA-2007). Tính đến năm 2016, GDP của Yemen đạt 31.326 USD, đứng thứ 99 thế giới, đứng thứ 33 châu Á và đứng thứ 13 Trung Đông.
Các ngành công nghiệp có một số nhà máy xi măng, dệt, diêm, xà phòng, thuốc lá và nước giải khát (ở miền bắc), cá hộp và dệt, chế biến thực phẩm, hàng thủ công (ở miền Nam). Yemen xuất khẩu dầu thô, cà phê, cá khô và cá muối; nhập khẩu lương thực, súc vật, máy móc và các thiết bị, hoá chất.
Các bạn hàng chính: Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Hoa Kỳ, Singapore, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Nga, Pháp.
Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 9,4%, Công nghiệp 52,4%, Dịch vụ 38,1% (2008).
Lực lượng lao động: 6,49 triệu người (CIA-2008), tỷ lệ thất nghiệp chiếm 35% dân số, tỷ lệ người sống dưới mức nghèo đói chiếm 45,2% (2003)
GDP năm 2008: 55,29 tỷ đô la (theo sức mua) và xếp thứ 88 trên thế giới, tính theo tỷ giá hối đoái hiện tại trên các thị trường tiền tệ quốc tế là 27,56 tỷ USD.
GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương: 2.400 USD (CIA-2008)
Tốc độ tăng trưởng: 3,2% năm 2008. Lạm phát năm 2008 là 12,5%.
Sản lượng khai thác dầu thô của Yemen trung bình 320.000 thùng/ngày (CIA-2007) và khả năng tiêu thụ dầu 135.000 thùng/ngày (CIA-2006).

8 Dân số

Dân số của Yemen là khoảng 24 triệu theo ước tính tháng 6 năm 2011, với 46% dân số dưới 15 tuổi và 2,7% trên 65 tuổi. Vào năm 1950, nó là 4,3 triệu. Đến năm 2050, dân số dự kiến tăng lên khoảng 60 triệu.
Yemen có mức sinh đẻ cao,4,45 con trên một phụ nữ, cao thứ 30 trên thế giới.
Trong cuối thế kỷ XX dân số Sana’a phát triển nhanh chóng, từ khoảng 55.000 năm 1978 lên hơn 1 triệu vào đầu thế kỷ XXI.
Người Yemen có nguồn gốc chủ yếu từ Ả Rập. Yemen vẫn còn là một xã hội bộ tộc. Ở khu vực miền núi phía Bắc của đất nước là nơi sinh sống của khoảng 400 bộ lạc Zaydi. Ngoài ra còn có các nhóm đẳng cấp di truyền trong các khu đô thị như Al-Akhdam.
Yemen chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ vào năm 1962. Người Thổ Nhĩ Kỳ đến Yemen trong quá trình xâm chiếm của đế quốc Ottoman. Ngày hôm nay, có từ 10,000-30,000 người gốc Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn ở trong nước. Ngoài ra, Yemen còn có người Do Thái, cộng đồng Do Thái Yemen hình thành một thiểu số người Do Thái khá lớn ở Yemen với một nền văn hóa khác biệt với cộng đồng Do Thái trên thế giới. Hầu hết đã di cư đến Israel vào giữa thế kỷ XX.
Ước tính có khoảng 100.000 người gốc Ấn Độ đang tập trung ở phần phía nam của đất nước, xung quanh Aden, Mukalla, Shihr, Lahaj, Mokha và Hodeidah.

9 Ngôn ngữ

Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức, mặc dù tiếng Anh ngày càng được người dân ở các thành phố lớn sử dụng. Trong khu vực Mahra (cực đông) và đảo Soqotra, một số ngôn ngữ Do Thái và tiếng Ả Rập cổ đại được nói.
Ngôn ngữ chính thức là tiếng Ả Rập tiêu chuẩn hiện đại. Tiếng Ả Rập Yemen được nói trong nhiều tiếng địa phương khu vực.

10 Tôn giáo

Tôn giáo tại Yemen bao gồm chủ yếu hai nhóm tôn giáo Hồi giáo chính,55% dân số theo đạo Hồi giáo Sunni và 45% là người Shia.
Người Sunni chủ yếu sống ở phía nam và đông nam đất nước. Người Shia là các bộ tộc Zaydis chủ yếu sống ở phía bắc và tây bắc trong khi nhánh Hồi giáo Ismailis sống trong những trung tâm chính như Sana’a và Ma’rib. Có những cộng đồng Hồi giáo hỗn hợp trong các thành phố lớn. Khoảng 1% của Yemen không theo đạo Hồi, gồm các cộng đồng Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo, hoặc chủ nghĩa vô thần.

11 Du lịch

Ngành công nghiệp du lịch của Yemen bị cản trở bởi cơ sở hạ tầng hạn chế cũng như các vấn đề an ninh nghiêm trọng. Khách sạn và nhà hàng của đất nước này nằm dưới các tiêu chuẩn quốc tế, vận tải hàng không và đường phần lớn là không đủ. Bắt cóc khách du lịch nước ngoài vẫn là một mối đe dọa, đặc biệt là bên ngoài các thành phố chính, cùng với vụ đánh bom khủng bố tại cảng Aden trong năm 2000 và 2002, trở thành một trở ngại đáng kể cho du lịch.
Gần đây nhất là tháng 9 năm 2006, các bộ lạc ở tỉnh Shabwa, phía đông thủ đô Sanaa, bắt cóc bốn khách du lịch Pháp trên đường đến Aden. Họ được trả tự do hai tuần sau đó. Tháng 10 năm 2006, Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhắc lại cảnh báo cho công dân Mỹ, thúc giục mạnh mẽ họ xem xét cẩn thận những rủi ro khi du lịch đến Yemen. Bộ Ngoại giao Anh đã đưa ra một tư vấn tương tự. Thống kê gần đây cho khách du lịch ở Yemen đã giảm nhiều, nhưng trong năm 2004, số lượng đã tăng lên 274.000 từ 155.000 trong năm 2003.

Nhận xét