Haiti (tiếng Việt: Ha-i-ti), tên chính thức Cộng hòa Haiti, là một quốc gia ở vùng biển Ca-ri-bê nói tiếng Creole Haiti - và tiếng Pháp. Cùng với Cộng hòa Dominicana, quốc gia này nằm ở đảo Hispaniola, trong quần đảo Đại Antilles. Ayiti (vùng đất núi cao) đã là tên Taíno hay Amerindian bản địa của phía tây núi non của hòn đảo. Điểm cao nhất quốc gia này là Pic la Selle, với độ cao 2.680 mét (8.793 ft). Tổng diện tích là 27.750 km² và thủ đô là Port-au-Prince. Vị trí dân tộc, ngôn ngữ và lịch sử của Haiti độc đáo vì nhiều lý do. Đây là quốc gia độc lập đầu tiên ở Mỹ Latin, quốc gia do người da đen độc lập phi thực dân hóa đầu tiên trên thế giới, là quốc gia duy nhất mà sự độc lập một phần là nhờ cuộc nổi loạn nô lệ. Dù có mối liên hệ văn hóa với các láng giềng Hispano-Caribbe, Haiti là quốc gia độc lập chủ yếu sử dụng Pháp ngữ ở châu Mỹ, và là một trong hai quốc gia (cùng với Canada) với tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức.
1 Lịch sử
1.1 Tiền thuộc địa và giai đoạn thực dân Tây Ban Nha
Đảo Hispaniola, trong đó Haiti chiếm một phần ba phía tây, là một trong những hòn đảo Caribê có thổ dân Taíno - một nhánh của bộ tộc Nam Mỹ Arawak. Tên Taino cho toàn bộ đảo đã là Kiskeya. Người ta cho ràng người Taínos gọi phía tây hòn đảo là Ayiti, có nghĩa là “đất miền núi”, và một phần của Ayiti họ gọi là Bohio, nghĩa là “làng giàu”. Trong xã hội Taino ở quần đảo Caribê, các đơn vị lớn nhất của tổ chức chính trị đã được lãnh đạo bởi một Cacique, vì vậy thuật ngữ ‘caciquedom’ (tù trưởng) cho các xã hội có tổ chức Taino, mà thường được gọi là “thủ lĩnh”. Trước khi Christopher Columbus đến đây, đảo Hispaniola được chia cho các năm lãnh thổ của tù trưởng đã hình thành lâu dài: Marien, Xaragua, Maguana, Higuey, và Magua. Haiti ngày nay bao trùm gần như tất cả các lãnh thổ của hai lãnh thổ đầu tiên trong số này. Haiti được nhà thám hiểm Cristobal Colon phát hiện ra vào năm 1492. Lúc đầu, Tây Ban Nha xâm chiếm phần phía Đông đảo La Espanola. Năm 1697, Tây Ban Nha nhượng lại cho Pháp phần phía Tây với tên gọi là Saint Domingue. Trong thế kỷ XVIII, Saint Domingue xuất khẩu đường, ca cao, cà phê và là thuộc địa thịnh vượng nhất của Pháp tại châu Mỹ. Từ 1791 đến 1794, cách mạng giải phóng nô lệ nổ ra, đưa đến xoá bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ ở Haiti. Năm 1794, Pháp chiếm lại toàn bộ đảo La Espanola. Từ 1801-1803, nhân dân Haiti nổi dậy dưới sự lãnh đạo lúc đầu của Toussaint Louverture và sau đó của Jacques Dessalines đánh bại đội quân Napoleon. Năm 1804, J. Dessalines lên ngôi Hoàng đế và tuyên bố Haiti độc lập. Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Haiti luôn bất ổn định chính trị, nhiều cuộc đảo chính đã xảy ra. Từ 1915 - 1934, Mỹ chiếm đóng Haiti. Sau khi Mỹ rút đi, Haiti lại rơi vào tình trạng bất ổn định. Năm 1957, François Duvalier trúng cử Tổng thống, thiết lập chế độ độc tài. Năm 1964, Duvalier xoá bỏ các đảng phái đối lập và tự xưng Tổng thống suốt đời. Năm 1971, Duvalier chết, con trai là Jean-Claude Duvalier lên thay. Năm 1986, giới quân sự được Mỹ hậu thuẫn đảo chính lật đổ Jean-Claude Duvalier. Năm 1990, trong cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên, Jean Bertrand Aristide đắc cử Tổng thống nhưng bị giới quân sự đảo chính lật đổ (tháng 9 năm 1991).Trước đòn trừng phạt bao vây kinh tế của Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ (OAS), Liên Hợp Quốc và Mỹ, nhằm đưa Aristide trở lại cầm quyền, tướng Raoul Cedras đã buộc phải ký thoả thuận với Aristide (7/1993), nhưng giới quân sự Haiti chống đối. Tháng 9 năm 1994, Mỹ can thiệp quân sự dưới danh nghĩa LHQ, đưa Tổng thống Aristide trở lại Haiti. Từ 1996 - 2000, Tổng thống René Preval (được Aristide ủng hộ) lên cầm quyền. Tháng 12 năm 2000, Aristide tái đắc cử Tổng thống (nhậm chức 7 tháng 2 năm 2001). Đầu năm 2004, Haiti lại rơi vào khủng hoảng chính trị, Tổng thống Aristide một lần nữa bị lật đổ và đi lưu vong nước ngoài.
1.2 Thập niên 2000
Aristide tái đắc cử năm 2000. Nhiệm kỳ thứ hai của ông đã được đánh dấu bằng các cáo buộc tham nhũng. Năm 2004, một cuộc đảo chính bán quân sự đã lật đổ Aristide lần thứ hai. (Xem cuộc nổi dậy Haiti năm 2004) Aristide đã được Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đưa đi khỏi nhà trong vụ mà ông mô tả là một vụ bắt cóc, và một thời gian ngắn ông được chính phủ Cộng hòa Nam Phi giữ (Mỹ quyết định đưa ông đến đó). Aristide được thả và sống lưu vong ở Nam Phi. Boniface Alexandre tạm thời nắm quyền. Trong tháng 2 năm 2006, sau cuộc bầu cử đánh dấu bởi sự không chắc chắn và các cuộc biểu tình phổ biến, René Préval được bầu làm tổng thống. Ủy ban ổn định của Liên Hiệp Quốc ở Haiti (còn gọi là MINUSTAH) đã ở quốc gia này kể từ cuộc nổi loại năm 2004 của Haiti.
2 Chính trị
Theo chế độ Cộng hoà. Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ. Quốc hội lưỡng viện gồm Thượng viện (27 thượng nghị sĩ được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 6 năm) và Hạ viện (83 hạ nghị sĩ được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm). Haiti theo chế độ đa đảng. Các đảng phái chính là: Đảng Fanmi Lavalas (FL), Liên minh hội tụ Dân chủ (CD).
3 Địa lý
Haiti nằm ở phía tây của đảo Hispaniola, hòn đảo lớn thứ nhì trong Đại Antilles. Haiti là quốc gia lớn thứ 3 trong vùng Caribe sau Cuba và Cộng hòa Dominica (Cộng hòa Dominica có cùng 360 km biên giới với Haiti). Điểm gần nhất của Haiti cách Cuba khoảng 80 km và có đường bờ biển dài thứ 2 (1.771 km/1.100 mi) trong Đại Antilles, sau Cuba. Địa hình của Haiti bao gồm chủ yếu là núi non hiểm trở xen với vùng đồng bằng nhỏ ven biển và thung lũng sông. Vùng phía bắc gồm khối núi phía bắc (Massif du Nord) và đồng bằng phía bắc (Plaine du Nord). Khối núi phía bắc là phần kéo dài của dãy núi trung tâm từ cộng hòa Dominicana. Nó bắt đầu ở biên giới phía đông của Haiti, phía bắc của sông Guayamouc, và kéo dài đến phía tây bắc xuyên qua bán đảo phía bắc. Các vùng đất thấp của Plaine du Nord nằm kéo dài theo ranh giới phía bắc với cộng hòa Dominicana, giữa Massif du Nord và Bắc Đại Tây Dương. Vùng trung tâm gồm hai đồng bằng và hai dãy núi. Cao nguyên trung tâm kéo dài dọc theo cả hai phía của sông Guayamouc, phía nam của Massif du Nord. Nó chạy từ đông nam đến tây bắc. Về phía tây nam của Cao nguyên trung tâm là Montagnes Noires, hầu hết phần phía tây của địa hình này nhập chung với Massif du Nord. Điểm cực tây của nó là mũi Carcasse.
4 Trận động đất
Vào năm 2010, ở haiti đã có một trận động đất kinh hoàng gây thiệt hại nặng nề cho người dân nơi đây.
5 Tôn giáo
Tôn giáo hiện nay của Haiti gồm có: Công giáo La Mã 80% dân số, Tin lành 16% (Baptist 10%, Phong trào Ngũ Tuần 4%, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm 1%, khác 1 %), vô thần 1%, tôn giáo khác 3%.
5.1 Công giáo Rôma
Tương tự như phần còn lại của châu Mỹ La tinh, Haiti bị chiếm làm thuộc địa của cường quốc châu Âu theo Công giáo Rôma nên tôn giáo này cũng được mang đến đây. Hiện nay, đạo Công giáo được ghi nhận trong hiến pháp Haiti là quốc giáo chính thức, và từ 80 đến 85% người dân Haiti là người Công giáo. Giáo hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm Haiti vào năm 1983. Theo Giáo hội Công giáo Haiti, hiện tại nước này có 2 Tổng giáo phận,8 giáo phận,251 giáo xứ và khoảng 1500 giáo hạt. Các giáo sĩ địa phương có 17 giám mục (có 1 Hồng y là Chibly Langlois),400 linh mục triều và 300 chủng sinh. Ngoài ra còn có 1.300 linh mục thuộc hơn 70 dòng tu và quân đoàn huynh đệ. Trong trận động đất lịch sử năm 2010, nhà thờ chính tòa Port-au-Prince, một chủng viện, và một số văn phòng của Tổng giáo phận Port-au-Prince bị thiệt hại lớn trong trận động đất này. Trong số rất nhiều nạn nhân của nó có Tổng giám mục Joseph Serge Miot của Tổng giáo phận Port-au-Prince và nhiều chủng sinh cũng như em gái Hồng y Paulo Evaristo Arns của Brazil.
5.2 Tin Lành
Hiện nay, có một số giáo phái Tin Lành đang hoạt động tại Haiti. Giáo phái đông nhất là Anh giáo với 83.698 thành viên năm 2008. Giáo phái thứ hai là Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô tuyên bố có hơn 18.000 thành viên và 42 chi hội ở Haiti.
5.3 Hồi giáo
Có một cộng đồng Hồi giáo nhỏ ở Haiti, chủ yếu cư trú tại Port-au-Prince, Cap-Haitien và vùng ngoại ô của nó. Lịch sử của Hồi giáo trên đảo Hispaniola (trong đó có 2 nước là Haiti và Cộng hòa Dominica) bắt đầu với những nô lệ được đem đến Haiti. Năm 2000, Nawoon Marcellus, một tín đồ Hồi giáo ở San Raphael, đã trở thành người Hồi giáo đầu tiên được bầu vào Viện đại biểu (Quốc hội) Haiti.
5.4 Bahá’í
Tôn giáo Bahá’í ở Haiti được truyền đến năm 1916 và là một trong những đảo quốc vùng Caribbean có số lượng đáng kể tín đồ tôn giáo này. Hội đồng tin thần Bahá’í địa phương đầu tiên của Haiti được thành lập vào năm 1942 tại Port-au-Prince. Năm 1961, Hội đồng tin thần Bahá’í quốc gia Haiti được thành lập. Theo ước tính hiện nay, đạo Baha’is có 21.000 tín đồ tại Haiti vào năm 2005.
6 Phân chia hành chính
Haiti được chia thành 10 tỉnh (department). Các tỉnh được chia như danh sách dưới đây, với tỉnh lỵ trong ngoặc đơn: Artibonite, Centre, Grand’Anse, Nippes, Nord, Nord-Est, Nord-Ouest, Ouest, Sud-Est, Sud. Các tỉnh được chia thành 41 huyện (arrondissement) và 133 xã (commune).
7 Kinh tế
Theo phần lớn cách đánh giá kinh tế, Haiti là nước nghèo nhất ở châu Mỹ. GDP danh nghĩa của nước này đạt 7,51 tỷ USD trong năm 2016, với GDP bình quân đầu người 825 USD, mức khoảng 2 $ / người / ngày, đứng thứ 142 thế giới và đứng thứ 4 khu vực Caribe.. Đây là một nước nghèo khó, một trong những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới. Các chỉ số so sánh xã hội và kinh tế cho thấy Haiti rơi xuống phía dưới mức các nước có thu nhập thấp đang phát triển (đặc biệt là ở bán cầu) kể từ những năm 1980. Haiti bây giờ đứng thứ 149 trên 182 quốc gia trong chỉ số phát triển con người của Liên Hiệp Quốc (2006). Khoảng 80% dân số được ước tính đang sống trong cảnh nghèo đói trong năm 2003.. Hầu hết người dân Haiti sống trên dưới 2 USD mỗi ngày. Haiti có 50% dân số mù chữ,, và hơn 80% sinh viên tốt nghiệp đại học từ Haiti đã di cư, chủ yếu vào Hoa Kỳ.. Cité Soleil được xem là một trong những khu nhà ổ chuột tồi tệ nhất ở châu Mỹ,, nhất của 500.000 cư dân của nó sống trong cảnh nghèo đói cùng cực nghèo đã buộc ít nhất 225.000 trẻ em ở các thành phố của Haiti vào chế độ nô lệ., làm việc như những đầy tớ rong các hộ gia đình mà không được trả lương. Khoảng 66% của lao động Haiti làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm chủ yếu là nông nghiệp tự túc quy mô nhỏ, nhưng hoạt động này chỉ chiếm 30% GDP. Các quốc gia đã trải qua quá trình ít tạo việc làm chính thức trong thập kỷ qua, mặc dù nền kinh tế không chính thức đang tăng. Xoài và cà phê là hai trong số các mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Haiti 1% số người giàu nhất Haiti có gần một nửa tài sản của đất nước. Haiti đã luôn được xếp hạng trong số các quốc gia tham nhũng nhiều nhất trên thế giới về Chỉ số nhận thức tham nhũng.Kể từ ngày “Papa Doc” Duvalier, chính phủ Haiti đã nổi tiếng về tham nhũng. Haiti độc tài “Baby Doc” Duvalier, Michelle vợ ông, và ba người khác được cho là đã lấy 504 triệu USD từ ngân quỹ công cộng Haiti giữa năm 1971 và 1986 Viện trợ nước ngoài chiếm khoảng 30-40% ngân sách quốc gia của chính phủ. Các nhà tài trợ lớn nhất là Hoa Kỳ - theo sau là Canada và Liên minh châu Âu cũng góp phần hỗ trợ. Từ năm 1990-2003, Haiti đã nhận được hơn 4 tỷ USD trong viện trợ. Riêng Hoa Kỳ đã cung cấp cho Haiti 1,5 tỷ USD viện trợ Venezuela và Cuba cũng đóng góp nhiều cho nền kinh tế Haiti, đặc biệt là sau khi các thỏa thuận liên minh đã được gia hạn trong năm 2006 và 2007. Trong tháng 1 năm 2010, Trung Quốc đã hứa viện trợ cấp 4,2 triệu USD cho hòn đảo bị động đất này còn Tổng thống Obama cam kết Mỹ hỗ trợ 100 triệu USD. Viện trợ của Mỹ cho chính phủ Haiti đã bị cắt bỏ hoàn toàn trong giai đoạn 2001-2004 sau cuộc bầu cử năm 2000 bị tranh chấp và Tổng thống Aristide bị cáo buộc có các hành động xấu khác nhau. Sau sự ra đi của Aristide của năm 2004, viện trợ đã được phục hồi, và quân đội Brazil đã chỉ huy cấc hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tạiHaiti. Sau gần 4 năm suy thoái kết thúc vào năm 2004, nền kinh tế tăng 1,5% trong năm 2005. Năm 2005 tổng nợ nước ngoài của Haiti đã lên đến 1,3 tỷ đô la Mỹ, tương ứng với một món nợ bình quân đầu người là 169 USD, so với mức nợ bình quân đầu người của Hoa Kỳlà 40.000 USD. Trong tháng 9 năm 2009, Haiti đã đáp ứng các điều kiện đặt ra của IMF và chương trình các quốc gia mắc nợ nặng nề của Ngân hàng Thế giới đủ điều kiện để hủy bỏ nợ nước ngoài. |