Nguồn gốc tên gọi An Giang




An Giang xưa là đất Tầm Phong Long nước Chân Lạp. Tầm Phong Long, theo giải thích của Vương Hồng Sển, xuất phát từ "Kompong Luông” của tiếng Khmer, có nghĩa là bến, vũng, sông của vua. Năm 1757 (Đinh Sửu), quốc vương Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn, những năm đầu thời vua Gia Long nhà Nguyễn tổ chức mộ dân đến khai hoang định cư, năm 1832 trở thành một trong Nam Kỳ lục tỉnh thời nhà Nguyễn độc lập.

An Giang hiện nay là một tỉnh ở miền Nam Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong tứ giác Long Xuyên. Tỉnh có phía tây bắc giáp Campuchia, phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp Thành phố Cần Thơ, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp. An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 02 thành phố (Long Xuyên, Châu Đốc), 01 thị xã (Tân Châu) và 08 huyện (An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tôn), trong đó bao gồm 156 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 16 thị trấn, 21 phường và 119 xã. Hai Huyện Tịnh Biên và Tri Tôn được chính phủ công nhận là huyện miền núi.

Trần Nhật Giáp



Xem thêm