Việt Nam có những tôn giáo nào?



Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và tín ngưỡng. Cộng đồng các dân tộc tại Việt Nam đều có tín ngưỡng dân gian từ lâu đời. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Tây lịch (có giả thuyết cho rằng vào thế kỷ I trước Tây lịch), cùng với Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo là tôn giáo chính và quan trọng đặt nền móng cho văn hóa Việt Nam. Sự dung hòa Phật - Nho - Lão tạo thành một nét tôn giáo nền tảng văn hóa độc đáo được gọi là Tam giáo “đồng nguyên”. Thiên chúa giáo cũng như các tôn giáo phương tây như Tin Lành du nhập vào Việt Nam khoảng sau thế kỷ 18, Hồi giáo truyền vào miền Trung vào thời kỳ thịnh vượng của các vương triều Hồi giáo ở Ấn Độ vào đồng bào Chăm. Ngoài ra, dung hợp và biến thể của các tôn giáo thế giới, Việt Nam còn có một số tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài (dung hòa giữa Phật giáo, Thiên chúa giáo và Lão giáo cùng với các niềm tin khác, tuy nhiên khác với Phật giáo, đạo Cao Đài là tôn giáo thờ thần) và đạo Hòa Hảo (phát triển từ tứ ân của nhà Phật, hình thành triết lý giáo dục con người dựa trên lời dạy của giáo chủ). Bên cạnh đó, có một lượng đáng kể người dân tự nhận mình là người không tôn giáo.

Hai Hội




Xem thêm