Khám phá Thanh Trì - Hà Nội, xưa và nay



Thanh Trì xưa là vùng đất có tên là Long Đàm tức đầm Rồng. Đến thời thuộc Minh, không muốn dân chúng nhớ lại tên Thăng Long, chính quyền phong kiến phương Bắc đã đổi tên kinh đô nước Việt thành Đông Quan và Long Đàm cũng bị đổi theo thành Thanh Đàm tức đầm nước trong, thuộc châu Phúc Yên. Sang thời Lê Thế Tông (1573 - 1591), để kiêng húy tên vua, vùng đất này được đổi tên lần nữa thành Thanh Trì và được sử dụng đến tận ngày nay.

Năm 1942, Pháp sáp nhập một phần huyện Thanh Trì của tỉnh Hà Đông vào Hà Nội (nay là xã Đại Áng và xã Tả Thanh Oai), thành lập “Đại lý đặc biệt Hà Nội” gồm huyện Hoàn Long và 22 xã thuộc Phủ Hoài Đức. Một phần của huyện Thanh Trì thời đó là phủ Bãi Liên.

Năm 1949-1954, 2 huyện Thanh Trì và Thanh Oai nằm trong quận Văn Điển của thành phố Hà Nội của chính quyền Quốc gia Việt Nam. Năm 1956, 2 huyện này được trả về tỉnh Hà Đông và sau đó là tỉnh Hà Tây.

Năm 1961, phần lớn huyện Thanh Trì được sáp nhập vào Hà Nội. Năm 1961, lập huyện Thanh Trì mới trên cơ sở hợp nhất huyện Thanh Trì cũ và quận 7 cũ.

Thanh Trì nay, sau thời gian chia tách hoặc sáp nhập một phần, hiện bao gồm thị trấn Văn Điển và 15 xã: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ.

Về vị trí địa lý, huyện Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đông Nam thành phố Hà Nội. Phía Tây Bắc giáp quận Thanh Xuân; phía Bắc giáp quận Hoàng Mai; phía Tây giáp quận Hà Đông; phía Đông giáp huyện Gia Lâm, giáp huyện Văn Giang của tỉnh Hưng Yên với Sông Hồng là ranh giới tự nhiên; phía Nam giáp các huyện Thanh OaiThường Tín.

Trần Nhật Giáp



Xem thêm