Về Hà Nam thăm nguyên mẫu Chí Phèo




Chí Phèo có 3 nguyên mẫu. Người thứ nhất là anh Chí, quê gốc ở làng Đại Hoàng, Hà Nam. Cha mẹ mất sớm, anh Chí vì nhà quá nghèo không có ruộng vườn nên phải đi làm thuê cho nhà Trương Pháo. Chí làm công việc mổ lợn thuê, có tài làm món phèo rất ngon. Mỗi khi làm thịt lợn xong, Chí chỉ xin chai rượu và một đoạn phèo. Sau khi ăn uống no say, anh Chí lại về cái điếm ở chợ để ngủ. Anh Chí rất hiền lành không rạch mặt, ăn vạ hay chửi trời chửi đất như Nam Cao miêu tả. Người thứ hai tên là Đào, chính là em họ bà nội của nhà văn Nam Cao. Ông Đào cũng không có gì đặc biệt, bản thân ông cũng chỉ là một phần rất nhỏ hình mẫu của Chí Phèo. Theo cụ Đường, ông Đào có người vợ tên là Nở, ông cũng chính là anh lực điền làm thuê cho Chánh Bính (nhân vật Bá Kiến trong truyện). Thế nhưng, ông Đào không tư thông với bà ba, đấy chỉ là một sự sáng tạo rất riêng của Nam Cao cho tác phẩm của mình. Người thứ ba tên là Trinh, vốn là dân ngụ cư từ nơi khác đến, không cha, không mẹ, lại có thêm cái bệnh nghiện rượu. Mỗi khi uống rượu là ông này uống đến say khướt, say hơn cả Chí Phèo trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao. Mỗi lần say, ông lại chửi bới những người dân trong làng và đặc biệt ông có cái tật ăn vạ mỗi khi ai đó làm gì đến mình. Nhưng may mắn cho Trinh là ông có vợ và một đàn con đông đúc.

Lão Đồng Nát




Xem thêm