Những làng cười Bắc Ninh nổi tiếng




Truyện cười ở các làng cười Việt Nam xuất hiện tự bao giờ không ai biết, chỉ biết rằng, con người sinh ra, lớn lên và chết đi, bao giờ cũng có tiếng cười là hành trang theo cùng. Cho tới nay, các nhà nghiên cứu tạm tổng kết được 14 đến 15 làng cười tiêu biểu. Trong đó Bắc Ninh chiếm một nửa số lượng.

Làng cười Can Vũ
Làng Can Vũ (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã nổi tiếng là “làng nói tức”. Người dân nơi đây có lối đối đáp sắc sảo khiển người nghe tức đến sôi máu mà không thể trách oán. Trong cuộc sống đời thường, những câu đối thoại chào hỏi của người Can Vũ cũng mang đầy sắc thái chế nhạo, châm cười, mục đích của nói tức nhằm xua tan những mệt nhọc sau giờ lao động, những câu chuyện đời thường được đối đáp với nhau bằng giọng hài hước, thâm sâu cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Làng cười Đông An
Truyện cười Đông An khá đơn điệu về thủ pháp nhưng đề tài lại đa dạng, phong phú hơn các làng khác. Ngoài ra, Đông An còn có một nét sinh hoạt đặc sắc, đó là các hội thi kể truyện cười, thế nên có câu "Đất Đôgn An dựng cầu nói phét", cầu ở đây là nhà có mái nhưng không tường, là nơi để tổ chực hội thi nói khoác truyên thống. Hội thi nói khoác có từ năm nào và mất đi năm nào chưa xác định được, nhưng có nhà nghiên cứu đã đưa giả thuyết đây có thể là thái ấp của các quý tộc phong kiến từ thời Bắc thuộc, các hội thi có thể liên quan đến những trò vui tại chốn gia phủ.

Làng cười Đồng Sài
Làng cười Đồng Sài có vị trí kháđẹp, nằm cạnh sông Cầu, tựa lưng trải dài theo dòng sông chảy, còn mặt thì ngoảnh về phía đồng Chiêm mênh mông. Đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc, trước đây do nằm phía hạ lưu nên hay bị lũ, vì thế mà người Đồng Sài chỉ cây được một vụ, vì lẽ đó mà cây khoai lang đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân Đồng Sài. Truyện cười của người dân nơi đây chủ yếu xoay quanh củ khoai lang, hồn nhiên, mộc mạc, vui vẻ.

Làng cười Hiên Ngang - Hiên Đường
Người Tiên Du có lẽ đã từng nghe đến câu ca “Ngang Kiều, Ngang Nội, Ngang Na/Ba Ngang, một Dọc, ấy là chữ Vương”. Đó là sự ngợi ca về một miền đất có tên cũ là Hiên Đường sau đổi thành Hiên Ngang và hiện nay là ba làng Ngang thuộc xã Hiên Vân, huyện Tiên Du. Theo người dân bản địa, ba làng Ngang nằm dọc theo một sườn núi hình con Rồng. Làng Ngang Kiều ở phần đầu Rồng nên xưa nay cuộc sống phóng khoáng. Ngang Na ở giữa thuộc phần bụng Rồng nên không bao giờ sợ đói. Ngang Nội ở phần đuôi Rồng nên nước cuối nguồn không được trong vì thế mà xưa người dân dễ bị đau mắt... Nằm ở vị trí long mạch đắc địa nên dân gian sáng tạo và lưu truyền cả kho di sản văn hóa phi vật thể với ăm ắp những giai thoại, huyền thoại, truyền thuyết cùng các tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lễ hội... Trong cuốn “Làng cười xứ Bắc”, nhà nghiên cứu Trần Quốc Thịnh cũng đề cập đến địa danh Hiên Ngang xưa là một trong 14 làng cười (làng nói tức, nói khoác) của xứ Kinh Bắc.

Làng cười Kẻ Nét
Làng cười trên đất nước Việt Nam có nhiều. Có nhiều làng đã nổi danh đi vào ca dao như: Nói khoác Ðồng Sài; Trúc Ổ cả tổ nói khoác; Ðất Ðông An dựng cầu nói khoác; Hòa Làng ăn cơm rang nói phét; Hòa Làng nói phét có ca, Dương Sơn nói phét bằng ba Hòa Làng; Ăn mặn kẻ Nét, nói phét Yên Từ.

Làng cười Yên Từ
Làng cười Yên Từ có nhiều truyện cười mang tính châm biếm nặng, nội dung mang tính đả kích mạnh mẽ những thói hư tật xấu, những quan chức xấu thời phong kiến.

Làng cười Trúc Ổ
Điểm đặc sắc của truyện cười Trúc Ổ là vừa có tính đại ngôn, vừa có tính lý sự, một tấc đến giời nhưng thâm thúy. Nói khoác cực kỳ vô lý rồi lại giải thích theo lối rất hợp lý nên người nghe thấy hấp dẫn.

Lão Đồng Nát




Xem thêm