Những ngày này, thông tin việc khách đến ăn cỗ lấy phần ở một vùng quê Nam Định khiến không ít người ngạc nhiên, thậm chí chê cười. Nhưng ít người biết rằng, việc ăn cỗ lấy phần này đã diễn ra từ lâu nay ở một số vùng quê thuộc tỉnh Nam Định, và đã có hẳn 1 bài thời về 'Ăn cỗ lấy phần'.
Trước đây, xuất phát từ sự nghèo đói, chỉ đến khi có cỗ người ta mới biết đến miếng ngon, nên mỗi khi đi đám cưới, cha mẹ thường “bóp mồm bóp miệng” để lấy phần về cho con cái ở nhà. Điều này thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của những người đi ăn cỗ với những người ở nhà, người Nam Định coi đó là một tập tục tốt đẹp, thậm chí những năm trước trên các trang mạng xã hội còn lan truyền bài thơ được cho là của tác giả Thành Bùi, bài thơ “thanh minh” cho việc “ăn cỗ lấy phần” của người Nam Định.
Bài thơ như sau:
“Quê tôi ăn cỗ lấy phần Người ta thấy lạ phân vân rồi cười Ai xa cố gắng về chơi Ở lâu mới biết con người thành Nam. Chịu thương chịu khó ham làm Biết nhường biết nhịn chẳng tham bao giờ Cái thời còn đói khổ cơ Mẹ đi ăn cỗ con chờ, chồng mong Quanh năm vất vả long đong Chạy ăn bữa trước phải phòng bữa sau Cả làng đâu có ai giàu Có công có việc giúp nhau tận tường Mẹ ,cha biển rộng tình thương Ăn khoai với sắn cơm nhường phần con Đi đám mà có miếng ngon Không ăn gói lại dành con ở nhà Cũng theo truyền thống thôi nha Miếng xương phần mẹ thịt là của con Nghèo nhưng đạo nghĩa vuông tròn Tình cha nghĩa mẹ héo hon mặn nồng Nghĩ xem có đáng cười không? Đau lòng cha mẹ có công nuôi mình Ai chẳng muốn đẹp muốn xinh Lấy phần không xấu là tình thương thôi Giờ thì chắc bạn hiểu rồi Quê mình có cỗ tớ mời về ăn…”
Lão Đồng Nát |