'Từ điển'... tiếng địa phương Bình Định


Dưới đây là một số tiếng địa phương mà người dân trong tỉnh Bình Định hay sử dụng. Có những từ ngữ chỉ xuất hiện ở một số thôn, xã, huyện trong tỉnh. Có những từ ngữ mà cả dân Bình Định, Phú Yên, lẫn Khánh Hòa đều sử dụng.

1. Nẫu: người ta. Ví dụ: kệ nẫu: kệ người ta (xứ Nẫu là chỉ hai tỉnh: Bình Định và Phú Yên).
2. Dẫy na: vậy à, thế à, thế hả, vậy hả.
3. Dìa: về. Ví dụ: đi dìa: đi về.
4. Những từ có vần “ê” nói thành “ơ”. Ví dụ: quê hương -> quơ hương.
5. Những từ có vần “e” nói thành “ia”. Ví dụ: ăn me -> ăn mia. Riêng từ “về” trong “đi về” cũng được nói thành “dìa” (đi dìa).
6. Những từ có vần “em” nói thành “im”. Ví dụ: ăn kem -> ăn kim (người xã Hoài Tân, Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn hay dùng).
7. Những từ có vần “ôi” nói thành “âu”. Ví dụ: biết rồi -> biết rầu, cái chổi -> cái chẩu.
8. Những từ có vần “ăm” nói thành “em”. Ví dụ: số năm (5) -> số nem, bị cà lăm -> bị cà lem.
9. Những từ có vần “ay” nói thành “ê”. Ví dụ: cay quá -> kê quá, tụi bay -> tụi bê.
10. Những từ có vần “a” nói thành “e…a” (“e” rồi tới “a” kéo dài). Ví dụ: ba -> be…a
11. Những từ có vần “ai” nói thành “ay”. Ví dụ: đánh bài -> đánh bày (người huyện Hoài Ân, An Lão, Tây Sơn hay dùng).
11. Cái bót: cái bàn chải (đánh răng, giặt đồ)
12. Kho lạt: nấu canh
13. Ăn lạt: ăn chay
14. Phỉnh: lừa (gạt) – kiểu không có ác ý
15. Màu đà: màu nâu
16. Bà Nàng: mặt trăng

Lão Đồng Nát

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tết cổ truyền, nét đẹp văn hóa và tinh thần của người Việt, tấm gương phản chiếu bản sắc Việt Nam

Báo Hoa Học Trò, tờ báo kỷ niệm tuổi học đường

Lịch thi đấu và kết quả World Cup 2026, vòng loại khu vực châu Á (cập nhật)