Hiểu chữ "canh gà" trong "canh gà Thọ Xương" như thế nào cho đúng?

"Canh gà" có ít nhất 3 nghĩa, có thể hiểu đó là canh gà, canh gà hoặc canh gà. Nghĩa của 3 chữ này rất khác nhau, chữ đầu tiên có nghĩa là canh gà, trong khi chữ thứ hai có nghĩa là canh gà, còn chữ thứ ba rất khác biệt vì nó có nghĩa là canh gà. Bởi vậy "canh gà" hiểu theo nghĩa là canh gà thì nó là canh gà, còn hiểu theo nghĩa là canh gà thì nó lại là canh gà, nhưng đừng quên nó còn có nghĩa là canh gà. Học sinh phải cẩn thận khi phân tích chữ "canh gà", bởi canh gà rất khác canh gà và càng khác xa canh gà!

Trên đây là trích một đoạn trong giáo trình Văn học của một thầy giáo dạy Toán, lưu ý là thầy đã mất dạy và theo nghề viết truyện cười phần tư thế kỷ rồi.!

Hình ảnh trong tấm bưu thiếp ghi lại hình ảnh cổng vào của đền Quán Thánh, địa danh trong câu "Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương". Đây là ngôi đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – vị thần trấn quản phương Bắc, có từ thời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028). Vào thời điểm tấm bưu thiếp được chụp, đền còn ở sát Hồ Tây chứ chưa có đường Thanh Niên như ngày nay.

Tư Cười

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tết cổ truyền, nét đẹp văn hóa và tinh thần của người Việt, tấm gương phản chiếu bản sắc Việt Nam

Báo Hoa Học Trò, tờ báo kỷ niệm tuổi học đường

Lịch thi đấu và kết quả World Cup 2026, vòng loại khu vực châu Á (cập nhật)