Du lịch Vũ Hán, khám phá Hồ Bắc, Trung Quốc



Vũ Hán, phiên âm Wuhan, thành lập năm 223, nằm ở ngã ba sông Dương Tử và sông Hán Thủy, là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Trong thập niên 192x, Vũ Hán là thủ đô của chính phủ cực tả do Uông Tinh Vệ lãnh đạo chống lại Tưởng Giới Thạch, sau đó chiến tranh kháng Nhật. Hiện nay Vũ Hán là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc, là trung tâm vận tải chính với hàng loạt tuyến đường sắt, đường bộ và đường cao tốc nối với các thành phố lớn trong Trung Quốc đại lục, được đặt tên "Chicago của Trung Quốc". Tên gọi Vũ Hán lấy từ tên của khu đô thị Vũ Xương, Hán Khẩu và Hán Dương.
3000 năm trước đã có dân cư sinh sống ở đây. Vào thời nhà Hán, Hàm Dương là một cảng tấp nập. Vào năm 206 và 223, lần lượt các thành được xây dựng để bảo vệ Hàm Dương và Vũ Xương.
Vũ Hán từ lâu được xem là trung tâm nghệ thuật thi họa và học thuật. Dưới triều Nguyên Mông, 600 năm trước đây, Hán Khẩu là một trong 4 thương cảng sầm uất nhất Trung Quốc.

Khám phá Vũ Hán

Khí hậu ở Vũ Hán khá khắc nghiệt. Mùa đông hay mùa hè ở Vũ Hán nhiệt độ thấp hoặc cao tương ứng đến cực điểm, tuy vậy mùa xuân ở Vũ Hán thì tuyệt vời ông mặt trời.
Tháng 2, 3 là thời điểm trên 6000 gốc hoa với hơn 300 chủng loại hoa trong thành phố căng sức nở rộ đón xuân về. Đây cũng là thời điểm Vũ Hán đón chào khách du lịch từ khắp nơi đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự tình. Đại học Vũ Hán cũng là một trong những danh thắng kiến trúc nổi tiếng của Hồ Bắc, trường được trang hoàng với lớp ngói xanh lưu ly bắt mắt và những dãy tường ốp gạch vững chãi. Tập trung cạnh trường Đại học Vũ Hán là hàng ngàn lớp cánh hoa anh đào tung bay vào mỗi dịp xuân về đẹp lung linh và huyền ảo.

Bắc ngang sông Trường Giang là cầu Vũ Hán Trường Giang, nối 3 trấn đã phân chia Vũ Hán: Vũ Xương, Hán Thủy, Hán Dương lại với nhau. Cầu có 2 tầng: tầng dưới dành cho xe lửa, tầng trên dành cho 4 làn đường ô tô. Buổi tối mới là thời điểm cầu Vũ Hán phát quang vẻ đẹp của chính mình. Đứng trên cầu, ngắm dòng Trường Giang khi lững thững nặng nề, khi nhẹ nhàng yểu điệu lướt ngang khung cầu thật huyền diệu.
Đến Vũ Hán, du khách có thể thưởng thức tất cả các món ăn nổi tiếng như vịt quay, sủi cảo, bánh bao... ngoài những món ăn truyền thống trên thì phổ biến nhất vẫn là đồ nướng ở chợ đêm. Từ Vũ Hán đến Kinh Châu cũng rất gần, đường xá thuận tiện cho những tín đồ của Tam Quốc (thậm chí cả T@m Quốc Hài) đến tham quan nơi Quan Công đã xây dựng.
Không chỉ sở hữu phong cảnh thiên nhiêu hữu tình, giàu giá trị lịch sử, thành phố Vũ Hán ngày nay còn được biết đến như một thành phố năng động và hiện đại. Tòa tháp Phoenix, Được xem là công trình cao nhất thế giới khi khánh thành năm 2017-2018. Những tòa nhà chọc trời khác cũng không ngừng vươn lên để chứng tỏ vị thế của mình.
Vũ Hán được thiên nhiên biệt đãi khi tập trung đủ cả ba yếu tố địa hình: sông Dương Tử hay còn gọi là Trường Giang, con sông dài thứ 3 thế giới; hồ Đông Hồ, Nguyệt Hồ... núi Lạc Già Sơn, Võ Đang... đặc biệt là Hoàng Hạc Lâu.

Khám phá Hoàng Hạc Lâu

Hoàng Hạc Lâu là một ngôi tháp lịch sử, được cất trên vực đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử, thuộc thành phố Vũ Hán năm 223, được xem là một trong Tứ đại danh lâu của Trung Quốc và là ngôi lầu nổi tiếng được các thi nhân ca tụng.
Lầu Hoàng Hạc đầu tiên được xây dựng ở trên ghềnh đá Hoàng Hạc thuộc huyện Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc vào năm Hoàng Vũ thứ 2 đời nhà Ngô thời Tam Quốc. Đến nay đã có 12 lần bị thiêu hủy, 12 lần xây cất lại, mỗi lần lại cao hơn và có nhiều tầng hơn.
Tên gọi Lầu Hoàng Hạc bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian. Tương truyền Phí Văn Vi, một tu sĩ đắc đạo thành tiên thường cưỡi hạc vàng ngao du sông thủy. Một hôm, tiên và hạc bay ngang Vũ Hán và dừng chân lại trên Đồi Rắn để nhìn ngắm, một bên là cảnh đẹp hùng vĩ của Trường Giang và bên kia là Ngũ Hồ trong khói sương diễm lệ. Người đời sau đã từ nơi tiên cưỡi hạc vàng bay đi xây lên một tháp lầu đặt tên là Hoàng Hạc Lâu.

Lầu Hoàng Hạc ngày xưa là nơi gặp mặt tao đàn của các văn nhân mặc khách đương thời. Trong thời Đường (618-907), các thi nhân đến Hoàng Hạc Lâu để vừa thưởng ngoạn phong cảnh non nước mây ngàn hữu tình, vừa uống rượu làm thơ. Thôi Hiệu, một nhà thơ nổi tiếng thời Đường, đã thăm ngôi làng và viết bài thơ Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng vào thế kỷ 8, nhờ bài thơ này địa danh này đã nổi tiếng khắp Trung Quốc. Tương truyền rằng, Lý Bạch khi đến Hoàng Hạc Lâu định làm thơ, đã thấy thơ Thôi Hiệu đề trên vách, đọc xong, vứt bút, ngửa mặt than rằng: "Trước mắt thấy cảnh không tả được/ Vì Thôi Hiệu đã đề thơ trên đầu".
Chinh chiến các thời đại phá hủy những kiến trúc Hoàng Hạc Lâu và đều được tái thiết. Ngôi lầu cuối cùng Thanh Lâu cắt năm 1868 và bị hủy hoại năm 1884. Năm 1957 khi ngôi cầu đầu tiên vượt sông Dương Tử được xây cất, vị trí cũ của Hoàng Hạc Lâu bị trưng dụng và các kiến trúc Hoàng Hạc Lâu được dời cách vị trí cũ 1 km. Tháng 10/1981, Hoàng Hạc Lâu được tái thiết và tháng 6 năm 1985 khánh thành. Tháp hiện nay là một công trình được xây lại bằng vật liệu hiện đại và có cầu thang máy.
Đứng trên Hoàng Hạc lâu, trông ra xa, có thể thấy sự mênh mông, bất tận của dòng Dương Tử xanh thẳm, nguồn huyết mạch không chỉ riêng của người dân Vũ Hán mà cả cổ kim Trung Hoa bao đời nay. Hoàng Hạc Lâu bây giờ nằm trong Hoàng Hạc Công Viên là nơi thu hút du khách trong và ngoài nước Trung Quốc.

Kinh tế Vũ Hán

Vũ Hán là một trung tâm quan trọng về kinh tế, thương mại, tài chính, vận tải, công nghệ thông tin, và giáo dục ở miền trung Trung Quốc. Các ngành công nghiệp chủ yếu bao gồm quang - điện tử, sản xuất ô tô, sản xuất thép, dược phẩm, sinh học kỹ thuật, công nghiệp vật liệu mới và bảo vệ môi trường. Thành phố này xếp thứ 3 ở Trung Quốc về sức mạnh khoa học và công nghệ.
Được biết đến như một “Đại lộ” phát triển kinh tế của Trung Quốc, thành phố Vũ Hán đóng vai trò là trung tâm giao thông và công nghiệp của Trung Quốc, đồng thời là trung tâm chính trị, kinh tế và thương mại của khu vực.
Năm 2018, khi nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp hàng đầu thế giới KPMG mở văn phòng tại Vũ Hán, Benny Liu, đồng Chủ tịch Văn phòng của hãng này tại Trung Quốc từng đánh giá nơi đây như là một thành phố cốt lõi ở miền Trung Trung Quốc, đóng vai trò như một cơ sở giáo dục, nghiên cứu và phát triển công nghiệp quan trọng, đồng thời là trung tâm vận tải tích hợp cho quốc gia.
Hơn 300 công ty trong số 500 tập đoàn hàng đầu thế giới có sự hiện diện tại thành phố này, bao gồm nhiều tên tuổi lớn từ Microsoft, công ty phần mềm SAP (có trụ sở tại Đức) đến nhà sản xuất xe hơi Pháp Groupe PSA.
Theo dữ liệu của chính quyền địa phương, tăng trưởng của Vũ Hán trong năm 2019 là 7,8%, cao hơn 1,7 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng trung bình quốc gia. Tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 244 tỷ NDT (khoảng 35,3 tỷ USD), là mức tăng trưởng cao kỷ lục, vượt 13,7% so với năm trước và chiếm 61,9% tổng giá trị ngoại thương của tỉnh Hồ Bắc.
Những năm gần đây, Vũ Hán lên kế hoạch trở thành một trung tâm công nghệ cao, đặc biệt tập trung phát triển ngành quang học. Tuy nhiên, hiện Vũ Hán nổi tiếng hơn với danh tiếng “Thành phố môtô” bởi sự phát triển bùng nổ của ngành công nghiệp xe hơi, cũng như tầm quan trọng trong vai trò là trung tâm logistics lớn, có ảnh hưởng hàng đầu đối với nền kinh tế Trung Quốc. Hiện này Vũ Hán có 35 cơ sở giáo dục bậc đại học.

Giáo dục tại Vũ Hán

Quốc lập có: Đại học Vũ Hán (thành lập năm 1893), Đại học Nông nghiệp Hoa Trung (thành lập năm 1898), Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung, Đại học Địa chất Trung Quốc, Đại học Công nghệ Vũ Hán, Đại học Sư phạm Hoa Trung, Đại học Kinh tế và Luật Trung Nam, Đại học Dân tộc Trung Nam. Công lập có: Đại học Hồ Bắc, Đại học Khoa học và Kỹ thuật Vũ Hán, Đại học Giang Hán, Đại học Công nghiệp Hồ Bắc, Đại học Công trình Vũ Hán, Học viện Khoa học và Kỹ thuật Vũ Hán, Học viện Công nghiệp Vũ Hán, Học viện Đông y Hồ Bắc, Học viện Thể dục Vũ Hán, Học viện Mỹ thuật Hồ Bắc, Học viện Cảnh sát Hồ Bắc, Học viện Âm nhạc Vũ Hán, Học viện Kinh tế Hồ Bắc.

Hai Hội




Xem thêm